Công việc hằng ngày của BI Analyst/Data Analyst
Hi all, topic này mình đã một vài lần chia sẻ trong lúc dạy học với học viên của mình và cũng có một số bên khi phỏng vấn hay hỏi câu hỏi dạng như: Bạn hình dung như thế nào về công việc hằng ngày của một BI Analyst/Data Analyst? Hôm nay mình sẽ viết kỹ hơn topic này để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về công việc hằng ngày của một BI Analyst/Data Analyst như thế nào?
Theo trải nghiệm của bản thân và quan sát các bạn khác cũng làm trong lĩnh vực này, tất nhiên sẽ tuỳ scale công ty/industry/structure các phòng ban thì các đầu công việc có thể thay đổi một chút nhưng tựu chung lại thì có thể tóm tắt các đầu công việc chính của BI/Data Analyst thành các mục sau:
(1) Xây dựng các report/dashboard để phục vụ cho việc tracking performance của business.
Report dashboard thì có thể chia thành 2 loại chính: Đầu tiên là các strategic report/dashboard thường dành cho management level/business onwers của các team liên quan xem. Loại thứ 2 đó là các function report/dashboard dành cho các team vận hành liên quan theo dõi performance của các project họ đang thực hiện. Yêu cầu cơ bản của các report/dashboard là số phải chính xác và update kịp thời (thường là sẽ có data tới D-1 (yesterday) cho các report/dashboard chính). Vì thế nên việc build các data source dùng cho các report/dashboard này làm sao để chính xác và update kịp thời đòi hỏi người làm dữ liệu phải hiểu về business và xây dựng được một “data flow” tối ưu. Data flow có thể hiểu là từ data source (trong data warehouse) làm sao để lấy được data ra đầy đủ, chính xác và tối ưu về mặt data storage từ đó các report/dashboard sẽ cắm vào các source này để display lên cho business user sử dụng.
(2) Support các request về mặt dữ liệu cho stakeholders ở các phòng ban.
Đầu công việc này thì chủ yếu các business users ở các team khác sẽ gửi ticket request sự hỗ trợ về mặt dữ liệu đến team data và team data sẽ đưa ra feedback/advices về data mà stakeholders request để đảm bảo rằng dữ liệu lấy ra sẽ giải quyết được vấn đề mà stakeholders request cũng như đảm bảo về mặt data security, để đảm bảo rằng các số liệu được share đúng với chính sách bảo mật dữ liệu của công ty.
(3) Làm các bài toán/project về phân tích dữ liệu (data analysis)
Đầu công việc này theo cá nhân mình thấy sẽ là phần thú vị nhất của công việc làm BI/DA, thường đề bài cho các bài toán phân tích này sẽ từ management team hoặc từ phía business, outcome của các project này sẽ là insights/understanding về vấn đề/câu hỏi mình đang muốn trả lời thông qua việc phân tích dữ liệu. Càng làm nhiều đầu công việc phân tích này thì BI/DA sẽ nâng cao được khả năng phân tích dữ liệu, trình bày insights, hiểu hơn về business và tạo được lợi thế cạnh tranh cho performance review cũng như khi đi ứng tuyển. Về topic này mình cũng có viết một bài trên blog cả nhà có thể xem lại ở link này nhé.
Final thought, cá nhân mình khuyên mọi người nếu làm hướng BI/DA thì cố gắng sắp xếp để đảm bảo đầu công việc (1), (2) chạy được trơn tru và không chiếm quá nhiều thời gian làm việc hằng ngày, đừng chỉ là người “kéo số liệu” đơn thuần như một số team khác vẫn nghĩ về BI/DA mà hãy dành nhiều thời gian để làm nhiều đầu công việc (3) để tăng lợi thế cạnh tranh cho bản thân, tạo được nhiều value cho business và giữ sự yêu thích với nghề phân tích dữ liệu.